TP HCM ‘có thể biến mất trong nước biển vào 2050‘

    Miền nam Việt Nam, trong đó có TP HCM, với dân số 20 triệu người có thể bị ngập trong nước biển vào 2050, theo nghiên cứu của Climate Central.

    Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ, hôm 29/10 công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, cho thấy số người chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 so với các dự báo trước đó, đe dọa xóa sổ gần như toàn bộ một số thành phố ven biển lớn trên thế giới.

    Các tác giả của nghiên cứu đã phát triển cách tính toán độ nâng lên của mặt đất dựa trên dữ liệu vệ tinh, một cách ước tính tiêu chuẩn về tác động của mực nước biển dâng. Kết quả cho thấy nước biển sẽ dâng cao hơn ở những khu vực lớn và cho rằng các dự báo trước đó đã quá lạc quan. Theo nghiên cứu mới, vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển khi triều cường. Đặc biệt, miền Nam Việt Nam có thể gần như biến mất.

    Bản đồ đầu tiên cho thấy các dự đoán trước đó về vùng đất bị ngập ở miền Nam vào năm 2050. Tuy nhiên, bản đồ thứ hai dựa trên nghiên cứu mới chỉ ra rằng phần dưới cùng của đất nước sẽ bị chìm dưới nước biển khi triều cường. Hơn 20 triệu người Việt Nam, gần 1/4 dân số, sẽ sống trong vùng bị ngập.

    Vùng ngập trong nước biển ở miền nam Việt Nam năm 2050 trong dự báo cũ và dự báo mới (bấm vào ảnh để xem cỡ to). Đồ họa: New York Times.

    Phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của đất nước, theo đó sẽ biến mất. Dự báo không tính đến sự gia tăng dân số trong tương lai hoặc đất bị mất do xói mòn bờ biển.

    Scott A. Kulp, nhà nghiên cứu tại Climate Central, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết phép đo độ cao so với mặt biển bằng vệ tinh gặp chút khó khăn trong phân biệt mặt đất thật với ngọn cây hoặc tòa nhà. Vì vậy, ông và Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành Climate Central, đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định tỷ lệ lỗi và sửa lỗi.

    Tại Thái Lan, hơn 10% người dân hiện sống trên vùng đất có khả năng bị ngập vào năm 2050, trong khi dự đoán trước đó là chỉ 1%. Thủ đô chính trị và thương mại Bangkok đặc biệt trong tình trạng đáng báo động.

    Gia Lai: Kiểm tra ô tô tải nghi vấn, phát hiện 27 con chó
    Uống mật ong vào buổi sáng tốt cho tiêu hóa nhưng uống vào 3 giờ này thải độc gan, hiệu quả gấp đôi
    Đại gia chi gần nửa tỷ mua tổ chim non đột biến bổ sung vào bộ sưu tập hơn 20 tỷ đồng, phải thuê 4 người giúp việc để chăm chim

    Loretta Hieber Girardet, cư dân Bangkok và là quan chức giảm thiểu rủi ro thảm họa của Liên Hợp Quốc, cho biết biến đổi khí hậu sẽ gây áp lực lên các thành phố dưới nhiều hình thức. Khi sự nóng lên toàn cầu diễn ra ở nhiều nơi hơn, nó cũng sẽ đẩy nông dân nghèo rời quê để tìm việc làm trong các thành phố. "Đây là một công thức tồi tệ", cô nói.

    Tại Thượng Hải, một trong những cỗ máy kinh tế quan trọng nhất châu Á, nước biển dâng đe dọa hủy diệt trung tâm thành phố và nhiều thành phố xung quanh.

    Vùng ngập trong nước biển ở Thượng Hải năm 2050 trong dự báo cũ và dự báo mới (bấm vào ảnh để xem cỡ to). Đồ họa: New York Times.

    Các phát hiện không báo hiệu kết cục cho những khu vực đó. Dữ liệu mới cho thấy 110 triệu người trên thế giới hiện sống ở những nơi thấp hơn mực nước thủy triều. Theo ông Strauss, họ chưa chịu ảnh hưởng lớn là nhờ các biện pháp bảo vệ như đê chắn sóng và các rào chắn khác.

    Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ chỉ có thể tác dụng đến mức nào đó. Strauss đưa ra ví dụ về New Orleans, một thành phố dưới mực nước biển bị tàn phá vào năm 2005 khi những con đê rộng lớn và các biện pháp bảo vệ khác thất bại trong bão Katrina. "Chúng ta muốn sống ở cái bát sâu bao nhiêu đây?", ông đặt câu hỏi.

    Các dự báo mới cho thấy phần lớn Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, có nguy cơ bị xóa sổ. Được xây dựng trên từ loạt hòn đảo, trung tâm thương mại lịch sử của thành phố đặc biệt dễ bị tổn hại.

    Xuân Bắc - Tự Long: Từ đôi bạn cùng tiến đến 2 “ông chú bụng phệ“ đắt giá của showbiz Việt
    Người đại diện có tiết lộ bất ngờ, Quang Hải đạt thỏa thuận gia nhập đội bóng ở Paris?
    CLIP: Xe Volvo lao vào cổng đền, hiện trường khiến tất cả sợ hãi

    Theo nghiên cứu của Dina Ionesco thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế, một nhóm liên chính phủ phối hợp hành động đối với người di cư và phát triển, nghiên cứu cho thấy các nước nên bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ để người dân di chuyển vào các khu vực sâu trong đất liền. "Chúng tôi đã cố gắng rung chuông báo động. Chúng tôi biết rằng điều đó đang đến. Chúng ta đã có một số tiền lệ hiện đại cho việc di dân này", Ionesco nói.

    Việc xâm lấn của nước biển cũng có thể hủy diệt những di sản văn hóa. Thành phố cảng Alexandria ở Ai Cập do Alexander Đại đế thành lập vào khoảng năm 330 trước Công nguyên có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm.

    Ở những nơi khác, việc di cư do nước biển dâng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm xung đột khu vực. Phần lớn Basra, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, có thể ở dưới nước vào năm 2050. Nếu điều đó xảy ra, tác động sẽ vượt ra ngoài biên giới Iraq, theo John Castellaw, trung tướng về hưu của thủy quân lục chiến Mỹ, tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ trong Chiến tranh Iraq, cho hay.

    Vùng ngập trong nước biển ở Basra năm 2050 trong dự báo cũ và dự báo mới (bấm vào ảnh để xem cỡ to). Đồ họa: New York Times.

    "Việc mất đất do nước dâng cao sẽ đe dọa thúc đẩy bất ổn chính trị xã hội trong khu vực, dẫn tới khả năng tái xung đột vũ trang và nguy cơ khủng bố", Castellaw, hiện làm việc tại ban cố vấn Trung tâm Khí hậu và An ninh, một nhóm nghiên cứu và vận động tại Washington, nói. "Bởi vậy đây không chỉ đơn giản là vấn đề môi trường, mà là vấn đề nhân đạo, an ninh và có thể là quân sự".

    Climate Central là tổ chức tin tức phi lợi nhuận, chuyên phân tích và báo cáo về khoa học khí hậu. Các nhà khoa học và nhà báo khoa học của họ thực hiện nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu và các vấn đề năng lượng, sản xuất nội dung đa phương tiện trên trang web của mình và thông các đối tác lớn như New York Times, AP, Reuters, NBC, CNN... Tiến sĩ Benjamin Strauss là CEO, chủ tịch của Climate Central.

     

    Quán cà phê độc lạ ở Tuyên Quang có cây mít trĩu quả mọc giữa nhà
    Bí mật chiếc áo dài vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng diện trong lần đầu tiên xuất hiện, ý nghĩa sâu xa gây bất ngờ
    Tuyên Quang: Ước mong điểm trường Y Nhân khang trang đã thành hiện thực

     

     

    create

    Huyền Lê (Theo New York Times) / vnexpress.net

    Hiện trường vụ nổ ở Công ty Seojin Auto khiến 34 người bị thương

    Hiện trường vụ nổ ở Công ty Seojin Auto khiến 34 người bị thương

    timer30/08/2022

    Ѕɑᴜ тɪếпɡ пổ ʟớп, һàпɡ ʟᴏạт ᴄửɑ ᴋɪ́пһ тạɪ Ԁãʏ пһà 3 тầпɡ ᴄủɑ Côпɡ тʏ Тɴʜʜ Ѕᴇᴏȷɪп Аᴜтᴏ ᴠỡ ᴠụп, ᴋһóɪ ᴆᴇп тһᴏáт гɑ пɡᴏàɪ, 34 ᴄôпɡ пһâп Ьị тһươпɡ ρһảɪ пһậρ ᴠɪệп ᴄấρ ᴄứᴜ.

    4 ngành học ‘khát‘ nhân lực nhất 10 năm tới: Ra trường không lo thất nghiệp, lương thừa sức mua ô tô

    4 ngành học ‘khát‘ nhân lực nhất 10 năm tới: Ra trường không lo thất nghiệp, lương thừa sức mua ô tô

    timer18/08/2022

    Việc làm nào đang là xu hướng của năm 2020 và tương lai? Ngành nghề nào vừa phù hợp với bạn vừa không bị lệch khỏi xu hướng chung của thị trường lao động?

    Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Đắk Nông vượt 47 triệu đồng/năm

    Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Đắk Nông vượt 47 triệu đồng/năm

    timer13/07/2022

    Giai đoạn 2016–2020, GRDP bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tăng từ 38,65 triệu đồng (năm 2016) lên 47,76 triệu đồng (năm 2020). Với kết quả này, tỉnh Đắk Nông được đánh giá đã thoát khỏi nhóm có thu nhập bình quân đầu người thấp.

    Hàng chục hộ dân khởi kiện UBND tỉnh Đắk Lắk

    Hàng chục hộ dân khởi kiện UBND tỉnh Đắk Lắk

    timer13/07/2022

    Cho rằng tỉnh đã cấp đất cho Công ty cà phê 719 trên diện tích mà người dân khai hoang, sản xuất từ trước, 25 hộ dân đã khởi kiện UBND tỉnh Đắk Lắk ra tòa án.

    "